Hẳn là nhiều anh em đang thắc mắc “cựa gà có bao nhiêu tiền đâu, sao không mua mới mà phải bảo quản rồi tìm hiểu cách mài cựa gà nhỉ?”. Trên thực tế thì cựa gà cũng giống như móng của con ngựa vậy, khi đã chọn được cựa ưng ý, hợp chân thì gà chiến mới hay. Không thể phủ nhận là cựa giờ đâu đâu cũng bán, giá cả cũng hợp lý. Nhưng những người chơi gà lâu năm luôn giữ lại cựa gà khi chiến kê giành chiến thắng, vì tin rằng đây chính là “vũ khí” hợp nhất với nhất.
Vậy bạn đã sẵn sàng tìm hiểu cách mài cựa gà cũng như bảo quản cựa thế nào cho phù hợp chưa nào?
TÌM HIỂU CÁC LOẠI CỰA GÀ HIỆN NAY
Trước khi tìm hiểu cách mài cựa gà thì kê sư cần phải phân biệt được các dòng cựa gà hiện nay. Mỗi dòng cựa sẽ có cách mài khác nhau. Cụ thể:
CỰA DAO
Đúng như tên gọi, cựa dao có thiết kế như con dao nhỏ, kết cấu dạng dẹt, mũi dao nhọn, phần lưỡi dao cực kỳ sắc bén. Cấu trúc dao uốn cong về đuôi.
Tính sát thương của cựa dao rất cao, chỉ cần cửa nhẹ cũng đủ là đứt da. Tùy vào lực mà chiến kê sử dụng, nhẹ thì đứt lông, rách da; nặng hơn có thể làm gãy cánh, chém đứt đầu,… và tạo ra những vết thương sâu khó mà cứu chữa được. Thậm chí gà chiến có thể chết vì mất máu quá nhiều.
CỰA TRÒN
Vẻ ngoài của cựa tròn giống như một cây đinh sắt vậy, chỉ khác ở chỗ, thay vì thẳng đứng thì nó cong lại. Thân cựa hình trụ tròn, đầu cựa cực kỳ nhọn và sắc, đây cũng là điểm nguy hiểm của loại cựa này.
So với cựa dao thì cựa tròn khó gây sát thương hơn, vì phần thân của nó không gây hại. Tuy nhiên số lượng gà chết khi tham gia đá gà cựa tròn lại cao hơn so với đá gà cựa dao. Vì một khi chiến kê bị trúng cựa, điều đó đồng nghĩa với việc đối thủ của nó đã sử dụng một lực rất mạnh để đâm cựa vào cơ thể của chúng, gây ra các vết đâm cực sâu. Nó có thể đâm thủng mắt và nội tạng, gây ra những cái chết “bất đắc kỳ tử”.
HƯỚNG DẪN CÁCH MÀI CỰA GÀ CHUẨN KHÔNG CẦN CHỈNH
Sau một thời gian sử dụng thì cựa sẽ bị mòn hoặc bị rỉ sắt do không biết cách bảo quản. Và tất nhiên điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi đấu cũng như lợi thế của chiến kê. Chẳng hạn nếu đá trúng đối thủ nhưng do cựa không được sắc bén như trước nên sẽ không gây ra thương tích gì nghiêm trọng.
Thậm chí nếu để cựa bị rỉ sắt mang đi thi đấu sẽ rất nghiêm trọng. Sau khi gây ra vết thương nó có thể khiến gà bị nhiễm trùng mà chết, hoặc bệnh nặng hơn, khó chữa trị.
Vậy nên cách mài cựa gà cũng như bảo quản là rất quan trọng. Đầu tiên bạn cần chuẩn bị dụng cụ để hỗ trợ cho quá trình mài, có thể là đá (chuyên để mài dao) hoặc giấy nhám. Cụ thể:
CÁCH MÀI CỰA GÀ
– Cách mài cựa gà – cựa dao: Cách mài cựa dao nó giống như đang mài dao vậy, bạn miết nhẹ lưỡi dao trên đá một cách chậm rãi và tỉ mỉ, để cựa trở nên sắc bén hơn. Lưu ý là khi mài, nên mài theo độ nghiêng chứ không được mài theo góc vuông.
– Cách mài cựa gà – cựa tròn: Khác với cựa dao, cả phần lưỡi dao và đầu dao điều quan trọng. Trong khi đó cựa tròn điểm quan trọng duy nhất chỉ ở phần mũi. Do đó cách mài có phần khó và cần sự tỉ mỉ hơn rất nhiều.
Đối với cựa tròn, thay vì dùng đá mài, bạn nên dùng giấy mài – giấy nhám sẽ dễ cũng như thuận tiện hơn. Cứ miết nhẹ phần đầu theo từng phần, đến khi sắc bén và thấy sáng lên là được.
BẢO QUẢN CỰA GÀ SAU KHI MÀI
Để chắc chắn cựa đã được mài đúng cách và hiệu quả, bạn có thể thử “độ bén” bằng cách lấy rạch thử giấy, lá cây hoặc hoa quả…. Sau khi mài xong nếu chưa cần dùng ngay thì tiến hành bảo quản.
Sau khi mài xong thì rửa qua nước, rồi lau sạch bằng vải khô. Sử dụng dầu máy – loại dầu trắng trong, thoa lên toàn bộ bề mặt cựa rồi để khô tự nhiên. Cuối cùng cho vào túi da hoặc sử dụng ống hút nhựa để hạn chế sự tiếp xúc với không khí.
Nếu cần dùng thì chỉ cần lấy ra, sử dụng khăn khô lau sạch lớp dầu, vuốt lại vài đường là có thể dùng ngay.
KẾT LUẬN
Phía trên là toàn bộ cách mài cựa gà – bảo quản cũng như những loại cựa phổ biến hiện nay. Hy vọng rằng bài viết này đã phần nào đó giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các loại cựa. Riêng với vấn đề “mài cựa” hay “mua mới” thì quả thực vẫn phụ thuộc vào cách suy nghĩ của mỗi người.
Như đã nói ở trên, nhiều kê sư cho rằng chọn cựa phù hợp giống như các chiến binh chọn kiếm vậy, phải đồng hành suốt quãng đường. Cũng có nhiều người thì đơn giản xem nó như một loại vũ khí, có thể thay thế cái mới tốt hơn.
Mặc dù vậy, trang bị cho bản thân các kiến thức mới mẻ cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều về sau này!