Có bao giờ bạn tự hỏi có các loại mào gà chọi nào hiện nay hay không? Mào gà đóng vai trò gì? Nếu chơi gà đá thì nên ưu tiên chọn gà mào nào và không nên chọn loại nào, lý do vì sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

MÀO GÀ CHỌI LÀ GÌ?

Mồng gà hay mào gà là một cấu tạo không thể thiếu trên cơ thể của gà. Nó được biết đến như “phần thịt” trên đỉnh đầu của gà chọi. Kích thước mồng của gà trống thường sẽ lớn hơn so với gà mái.
Hiện nay mào gà chọi có rất nhiều chủng loại, kiểu dáng cũng như kích thước khác nhau. Nhiều người thường cho rằng mồng gà không quá quan trọng và bỏ qua yếu tố này khi chọn gà đá. Nhưng trên thực tế nó sẽ quyết định rất nhiều đến kết quả thắng thua khi ra đấu trường. Hơn nữa, mồng gà cũng có những tác dụng như:
– Tăng tính thẩm mỹ cho gà: Những chú gà trống với phần mào trên đỉnh đầu sẽ tăng vẻ uy nghiêm và dữ tợn của chúng.
– Giải nhiệt: Gà thoát mồ hôi qua mào, hơn nữa chúng không thể tự làm mát cơ thể khi thời tiết quá nóng. Do đó phần mồng có nhiệm vụ cân bằng nhiệt độ cơ thể.
– Thu hút gà mái: Ngoài tăng tính thẩm mỹ thì phần mồng gà còn có nhiệm vụ thu hút những con gà mái, giúp chúng có một mùa sinh sản thuận lợi.
– Nắm bắt tình hình sức khỏe gà chọi: Thông qua màu sắc của mồng có thể phán đoán được tình trạng sức khỏe của chiến kê. Giống như con người khi đau ốm nước da sẽ trở nên tái nhợt thì với gà đá bộ phận có sự thay đổi sớm nhất chính là mồng.

TỔNG HỢP CÁC LOẠI MÀO GÀ CHỌI

Không để bạn đọc chờ lâu hơn nữa, dưới đây là các loại mào gà chọi phổ biến hiện nay mà chắc chắn bạn sẽ bắt gặp trong quá trình chơi gà đá.

MỒNG LÁ

Đúng với tên gọi, loại mồng này có kích cỡ tương đối mỏng, bề mặt mào nhẵn nhụi, mịn màng. Kết cấu của mồng bắt đầu từ mỏ và kéo dài đến đỉnh đầu, phần ngọn sẽ có khoảng 5 – 6 gai tạo thành hình vòng cung.
Gà mái có mồng lá thường có xu hướng nhỏ hơn và vẹo sang một bên so với gà trống. Đây cũng là một trong những loại mồng phổ biến và đẹp nhất trong các loại mào gà chọi.
Tổng Hợp Các Loại Mào Gà Chọi Phổ Biến Hiện Nay: Nên Và Không Nên Nuôi Dòng Nào?

MỒNG DÂU

Mồng dâu có kích thước tương đối nhỏ, với 3 khía, trong đó khía ở giữa sẽ cao hơn hai khía ngoài cùng. Phần lớn các kê sư chơi gà đá đều lựa chọn gà có mồng dâu để nuôi vì tính tiện lợi.

MỒNG TRÍCH

Mồng trích cũng có kết cấu khá nhỏ gọn, thấp,…. Bề mặt của mồng nhẵn mịn, không lồi hay lõm. Đây cũng là loại mào mà rất nhiều kê sư đánh giá cao.
Tổng Hợp Các Loại Mào Gà Chọi Phổ Biến Hiện Nay: Nên Và Không Nên Nuôi Dòng Nào?

MỒNG ĐẬU

Nhắc đến các loại mào gà chọi mà bỏ qua mồng đậu thì quả là thiếu sót, dạng mồng này tương đối thấp, kết cấu nhỏ gọn, có xu hướng ngả về phía sau, tuy nhiên không vượt quá phần đỉnh đầu.

MỒNG TRÀ

Loại mồng này có kết cấu đặc, rộng và bằng phẳng. Nó bắt đầu từ mỏ gà sau đó kéo dài lên đỉnh đầu và phủ rộng phía sau. Điểm độc đáo của loại mồng này đó là kích thước và hình dáng của nó sẽ có sự thay đổi tùy vào các giống gà, tuy nhiên về tổng thể thì vẫn sẽ có nét tương đồng.
Tổng Hợp Các Loại Mào Gà Chọi Phổ Biến Hiện Nay: Nên Và Không Nên Nuôi Dòng Nào?

MỒNG CHẠC

Kiểu mồng này có kết cấu khá độc đáo và rất dễ phân biệt. Cụ thể mồng bắt đầu từ mào gà sau đó kéo dài lên đỉnh đầu, tuy nhiên thay vì có những gai nhọn tạo hình vòng cung thì nó bè ra và chia làm 2 nhánh, nhìn rất giống 2 cái sừng.
Mồng chạc không phổ biến ở Việt Nam, nó thường xuất hiện ở những chú gà nước ngoài, thường được nuôi để làm cảnh hoặc làm thịt, hiếm khi sử dụng để đá gà.

MỒNG VUA – MỘT TRONG CÁC LOẠI MÀO GÀ CHỌI PHỔ BIẾN

Mồng mua là một trong các loại mào gà chọi phổ biến mà chúng tôi muốn chia sẻ với các kê sư. Hình dáng của mồng không khác vương miện là mấy. Phần mào bắt đầu từ đỉnh mào, sau đó kéo dài lên đỉnh đầu và tạo thành vành với nhiều gai xung quanh.
Tổng Hợp Các Loại Mào Gà Chọi Phổ Biến Hiện Nay: Nên Và Không Nên Nuôi Dòng Nào?
Những con gà chọi có mồng vua đều toát lên khí chất quyền thế, uy mãnh. Tuy nhiên cũng như giống như mồng chạc, chúng thường được nuôi làm kiểng hoặc lấy thịt chứ ít khi nuôi để huấn luyện đá gà – chiến đấu.
Ngoài các loại mào gà chọi phía trên còn rất nhiều loại mồng khác nữa, chẳng hạn như mồng ác, mồng óc,…

GỢI Ý CÁC LOẠI MÀO NÊN NUÔI VÀ KHÔNG NÊN NUÔI

Nuôi gà đá khác với nuôi gà thịt, không chỉ đơn giản là cho ăn no, ngủ kỹ, tăng cân là được, mà phải huấn luyện cho gà có được kỹ năng, sức bền, hơn nữa phải giữ được cân nặng nhất định để không bị quá chạng.
Thêm vào đó khi lựa chọn gà đá cũng phải quan tâm đến mồng gà. Hầu hết các kê sư đều ưu tiên chọn gà có kích thước mồng nhỏ, vì như vậy sẽ không gặp trở ngại khi thi đấu. Nói dễ hiểu thì mồng càng lớn càng là nhược điểm của chiến kê. Vì đối thủ có thể cắn chặt lấy phần mào, sau đó dùng chân để tấn công chúng.
Vậy nên ở các loại mào gà chọi nêu ở trên, bạn chắc hẳn đã biết nên lựa chọn gà sở hữu loại mồng nào rồi, phải không nào?
Trong trường hợp bạn chọn được một chú gà chọi ưng ý, nhưng mào gà quá lớn thì giải pháp đơn giản là cắt đi. Việc cắt mào không phải là vấn đề lớn, ngược lại nó còn diễn ra khá phổ biến. Bạn có thể tham khảo quá trình thực hiện bên dưới.

HƯỚNG DẪN CẮT MÀO GÀ CHỌI ĐƠN GIẢN

Để cắt mào gà chọi, đều đầu tiên mà bạn cần làm là chuẩn bị các dụng cụ cơ bản như kéo, dao lam (phải bén), thuốc cầm máu, oxy già, thuốc đỏ,…
Đầu tiên cần vệ sinh, khử trùng dụng cụ thực hiện cắt mào, tiếp đó cho gà uống thuốc để giữ bình tĩnh. Trước khi cắt cần một người nữa trợ giúp giữ chặt gà. Cuối cùng cố định phần mào cần cắt và cắt bỏ đi.
Sau khi cắt cần dùng thuốc khử trùng rồi cầm máu lại. Để gà nghỉ ngơi ít nhất 3 – 5 ngày là ổn. Trong quá trình nghỉ ngơi nên quan sát biểu hiện của gà xem có gì khác lạ không để kịp thời điều trị.
Ngoài ra còn có một phương pháp cắt mào gà tương đối đơn giản, ít máu me nhưng rất “tốn kém” thời gian. Đó là dùng dây chun buộc chặt phần mào cần loại bỏ, sau một thời gian dài phần mào này không được cung cấp máu sẽ nhanh chóng bị hoại tử và rụng đi.
Phía trên là các loại mào gà chọi cũng như cách chọn gà đá có mào phù hợp. Chúc kê sư thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *